Thử nghiệm lâm sàng vắc-xin sốt xuất huyết
Ngày đăng: 06/12/2010
Lượt xem: 7200
Sau hơn một thập kỷ được nghiên cứu tại Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa kỳ, vắc-xin phòng ngừa nhiễm vi rút Dengue gây ra bệnh Sốt xuất huyết đã bắt đầu được nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên người. Thuốc chủng ngừa này được các nhà khoa học tại Viện Dị ứng và Bệnh nhiễm trùng Quốc gia Hoa kỳ (NIAID) tìm ra và đang tiến hành các nghiên cứu lâm sàng tại Trường Y khoa cộng đồng Johns Hopkins Bloomberg,
Khoảng 2,5 tỷ người ở trên 100 quốc gia trên toàn thế giới sống sống ở những nơi có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết. BS Anthony S. Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Nhiễm trùng Hoa kỳ nói "Đây là một điểm mấu chốt để các nhà khoa học tại Viện Dị ứng và Bệnh Nhiễm trùng Hoa kỳ phát triển một mô hình thuốc chủng ngừa sốt xuất huyết, nó có thể có tác động lớn trong việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết". Với tỷ lệ lây nhiễm và độ nặng của bệnh trên thế giới ngày càng tăng và việc phát hiện của bệnh sốt xuất huyết ở một vài vùng của
Tiến sĩ Fauci, là đồng tác giả của một bài bình luận trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa kỳ năm 2008, cho biết cần nâng cao nhận thức rằng sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện nhiều ở Hoa kỳ.
Sốt xuất huyết gây ra do một trong bốn típ virus Dengue - DENV-1, DENV-2, DENV-3 và DENV-4 - lây truyền sang người do muỗi Aedes đốt. Virus Dengue thường gặp ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của thế giới và mỗi năm khoảng 50 đến 100 triệu người bị lây nhiễm. Hàng năm có 25.000 ca tử vong; phần lớn ở trẻ em.
Hầu hết người bị nhiễm vi rút Dengue hầu như không có triệu chứng hoặc chỉ sốt nhẹ. Những bệnh nhân khác có thể có các triệu chứng giống như cúm như nhức đầu, đau khớp và cơ. Một phần nhỏ bệnh nhân nhiễm sốt xuất huyết bị nặng hơn là bị hội chứng sốc. Bệnh nhân có thể bị sốt cao, đau đầu, đau cơ, xuất huyết, giảm huyết áp, và trong một số trường hợp sẽ hôn mê hoặc tử vong.
Hiện tại không có thuốc chủng ngừa sốt xuất huyết hoặc thuốc đặc trị cho những người bị nhiễm virus Dengue. Khuyến cáo điều trị hiện giờ là nghỉ ngơi tại giường, uống nhiều nước và uống thuốc giảm sốt. Cách phòng ngừa nhiễm virus Dengue duy nhất là tránh bị muỗi đốt. Muỗi Aedes đốt người thường nhất là về ban ngày và phát triển mạnh trong môi trường đô thị, đây là hai yếu tố gây khó khăn cho việc phòng ngừa.
Bác sĩ Anna Durbin, lãnh đạo nghiên cứu tại Johns Hopkins nói rằng "Việc kiểm soát các vector truyền bệnh là muỗi có thể thực hiên được, nhưng rất tốn kém và khó khăn để duy trì, về lâu dài thì việc tiêm phòng vắc-xin sẽ là một cách tiếp cận hiệu quả hơn và rẻ tiền"
Thuốc chủng ngừa mới có 4 hiệu giá, nghĩa là nó được bào chế để bảo vệ chống lại tất cả 4 tuýp huyết thanh của virus sốt xuất huyết Dengue. Điều này đặc biệt quan trọng vì đó là cách gây cho hệ thống miễn dịch của cơ thể đáp ứng. Một người có kháng thể chống lại một loại tuýp huyết thanh của virus dengue thì sẽ được bảo vệ với đúng tuýp huyết thanh đó của virus dengue mà thôi. Để được bảo vệ hoàn toàn với cả bốn tuýp huyết thanh của virus dengue, người đó phải có kháng thể chống lại tất cả bốn tuýp huyết thanh của virus.
Tuy nhiên, nếu chỉ có một loại kháng thể đối với một loại tuýp huyết thanh của virus Dengue thì có thể xấu hơn là không có: người ta thấy một ai đó có một loại kháng thể chống lại chỉ có một tuýp huyết thanh của virus Dengue thường có nguy cơ cao hơn sẽ tiến triển thành các thể nặng của bệnh sau khi bị nhiễm loại tuýp huyết thanh khác của virus Dengue. Nhưng một người có miễn dịch với tất cả bốn loại tuýp huyết thanh của virus Dengue có thể không bị tái nhiễm, và do đó ít có khả năng bị sốt xuất huyết/sốc SXH.
Tiến sĩ Stephen S. Whitehead và BS Brian Murphy thuộc phòng thí nghiệm về bệnh nhiễm trùng của Viện Dị ứng và Bệnh nhiễm trùng Quốc gia Hoa kỳ đã lãnh đạo thực hiện nghiên cứu và phát triển vắc-xin này. Các nhà nghiên cứu bắt đầu bằng cách kiểm tra bảy loại vắc-xin đơn giá, mỗi loại được tạo ra để bảo vệ cơ thể chống lại một loại tuýp huyết thanh của virus Dengue duy nhất.
Tiến sĩ Whitehead giải thích rằng "Chiến lược tổng thể của chúng tôi là nhằm xác định một loại vắc-xin tốt nhất cho mỗi tuýp huyết thanh, dựa trên tính an toàn và khả năng gây đáp ứng miễn dịch, và sau đó phối hợp chúng vào một loại vắc-xin có bốn hiệu giá". Để tối ưu hóa tính đáp ứng miễn dịch đối với mỗi tuýp huyết thanh, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm ba loại vắc-xin có sự phối hợp khác nhau của bốn loại vắc-xin đơn giá.
Trong giai đoạn đầu của thử nghiệm, các tình nguyện viên nghiên cứu chưa bao giờ tiếp xúc với virus Dengue được chỉ định ngẫu nhiên nhận một trong những công thức vắc-xin có bốn hiệu giá hoặc giả dược. Các loại vắc-xin này là vắc-xin sống giảm độc lực, được tạo ra bằng các virus sống không độc lực hoặc ít độc lực.
Việc đánh giá loại vắc-xin kết hợp thứ hai được thử nghiệm tại Đại học
Sau khi được đánh giá cơ bản, người tham gia nghiên cứu sẽ được nhận hoặc một liều vắc-xin giao hoặc giả dược. Tại thời điểm tái khám trong vòng sáu tháng sau đó, các nhà nghiên cứu sẽ đánh giá sức khỏe và tìm các triệu chứng nhiễm sốt xuất huyết Dengue của họ, đồng thời lấy mẫu máu và nước tiểu để phân tích. Sau khi xác định loại vắc-xin bốn hiệu giá nào là hứa hẹn nhất, các nhà nghiên cứu sẽ thử nghiệm loại vắc-xin trong một nghiên cứu ở một nhóm tình nguyện viên mới tại Brazil, nơi sốt xuất huyết Dengue lưu hành rất cao.
Giai đoạn tiếp theo của thử nghiệm (hay còn gọi là giai đoạn II của thử nghiệm) sẽ liên quan đến nhiều người tham gia hơn và sẽ kiểm tra sự khác biệt về các dấu hiệu hiệu quả sơ bộ giữa những người tiếp xúc với virus sốt xuất huyết và những người không tiếp xúc với virus sốt xuất huyết, cũng như cần có thêm một mũi tiêm tăng cường (nhắc lại) trong vòng vài tháng sau khi tiêm mũi ban đầu. Bác sĩ Durbin nói "Nếu mọi thứ diễn ra tốt đẹp sau giai đoạn đó, chúng tôi hy vọng sẽ bắt đầu giai đoạn thử nghiệm cuối cùng trên người trong vòng 3-4 năm".
Lược dịch theo www.nih.gov.
Đăng bởi: BS.CKII.TRỊNH HỮU TÙNG
Các tin khác
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 5 / 2013 21/08/2013
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 6 / 2013 21/08/2013