Hít sặc hạt đậu phộng-hãy coi chừng
Ngày đăng: 28/04/2011
Lượt xem: 12302
Bé Trần Trúc Q., 27 tháng, nhà ở huyện Đak Cấm, tỉnh Kontum, nhập viện Nhi Đồng 2 vì tình trạng ho kéo dài. Trước ngày nhập viện khoảng 1 tháng, bé được mẹ cho ăn đậu phộng rang và bị sặc ho dữ dội. Thấy vậy, mẹ bèn móc họng cho bé ói ra nhưng không ra được gì. Sau đó, bé không còn ho dữ dội như lúc đầu nữa nhưng kể từ đó, bé cứ bị ho dai dẳng kèm ói ra đàm nhớt, có lúc kèm sốt
Đi khám bệnh nhiều lần được chẩn đoán là viêm phế quản, uống nhiều loại thuốc nhưng ho vẫn không hết hẳn. Bé được nghi ngờ có dị vật trong đường thở và được chuẩn bị để nội soi phế quản kiểm tra. Kết quả nội soi phế quản ngày 20/4/20011 cho thấy có dị vật nghi là hạt đậu phộng ở nhánh phế quản gốc trái (hình 1). Quá trình gắp dị vật bằng ống soi mềm kết hợp với ống soi cứng rất khó khăn do hạt đậu phộng ở lâu trong đường thở bị ngấm nước nên mủn đi, gắp ra bị bể vụn thành nhiều mảnh và rơi trở lại vào nhánh phế quản gốc phải (hình 2). Việc gắp được thực hiện nhiều lần cho đến khi dị vật được lấy ra gần hết. Những mạnh vụn còn sót lại được tống ra bằng việc tập vật lý trị liệu sau đó. Bé khỏe và xuất viện sau 4 ngày.
Dị vật đường thở do hít sặc rất thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi do trẻ luôn có xu hướng cho các vật cầm nắm được bỏ vào miệng, sau đó hít sặc vào đường thở. Một phần ba các trường hợp dị vật bị sặc là các loại hạt nhỏ, đặc biệt là đậu phộng.
Hình 1 | Hình 2 |
Dị vật đường thở do hít sặc rất thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi do trẻ luôn có xu hướng cho cc vật cầm nắm được bỏ vo miệng, sau đó hít sặc vào đường thở. Một phần ba các trường hợp dị vật bị sặc l cc loại hạt nhỏ, đặc biệt là đậu phộng. Ngoài ra còn có thể tìm thấy các mẩu táo, cà rốt, hột đậu, hạt bắp, hạt hướng dương, hạt dưa … trong đường thở. Những dị vật có hình dạng tròn thì nguy hiểm hơn do có thể gây bít hoàn toàn đường thở, gây ngạt thở cấp tính, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Những trường hợp sặc dị vật bị bỏ quên có thể dẫn tới tình trạng viêm phổi tái đi tái lại, sốt, ho kéo dài, ho ra máu, xẹp phổi …
Vậy nếu lỡ hít sặc xảy ra thì xử trí như thế nào ?
Nên tiếp tục để cho trẻ ho nhằm tống dị vật ra, tuyệt đối không móc họng cho trẻ ói vì hành động này có nguy cơ đẩy dị vật vào sâu trong đường thở hơn, hoặc làm cho dị vật đang từ bít đường thở không hoàn toàn trở thành bít đường thở hoàn toàn, khiến trẻ bị ngạt. Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay đầu hơi chúc xuống, tay còn lại hơi khum vỗ mạnh vào lưng trẻ vùng giữa 2 xương bả vai (hình 3a). Trẻ lớn hơn có thể đặt nằm ngửa xuống đất, hai bàn tay người cứu nạn chồng lên nhau để ở vùng bụng dưới mũi ức (vùng thượng vị) đè ép xuống nhiều lần (hình 3b). Đối với trẻ lớn và người lớn thì ta có thể đứng phía sau lưng họ, hai bàn tay nắm lại vào nhau ấn thốc mạnh vào vùng thượng vị theo hướng từ dưới lên trên và từ trước ra sau (hình 3c).
Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Không để các vật nhỏ lọt vào tay trẻ. Khi ăn cần chăm chú vào chuyện ăn, không cười giỡn trong lúc ăn nhằm tránh để xảy ra các trường hợp hít sặc đáng tiếc.
Đây là một động tác có thể giúp cứu mạng cho nhiều trường hợp ngạt do sặc dị vật.
Hình 3a | Hình 3b |
Hình 3c |
Đăng bởi: Bs Bùi Nguyễn Đoan Thư-Khoa Hô Hấp
Các tin khác
Ho ở trẻ là phản xạ có lợi 18/09/2023
Tác Hại Của Thuốc Lá Điện Tử 30/05/2023
Cảnh giác dị vật đường thở 24/02/2021
Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Đường Hô Hấp Trên 22/10/2020
5 cách để quản lý suyễn 25/09/2018