Bấm vào hình để xem kích thước thật

Sốc phản vệ do thuốc và thức ăn

Ngày đăng:  19/11/2011

 
Lượt xem: 8633

Trường hợp 1: Bệnh nhân  H.L.V.L – 12 tuổi cư ngụ tại Nhà bè nhập viện tại bệnh viện Nhi đồng 2 với chẩn đoán sốc phản vệ nghi do thức ăn. Theo quá trình bệnh lýtrước đó L có ăn cá bạt má và đến 3 giờ sáng toàn thân em bị nổi mề đay. Sáng ngày 04/11 sau khi đi khám bệnh,trên đường về em bị chóng mặt và khó thở,người nhà đưa vào nhập viện bệnh viện Nhi đồng 2 trong tình trạng huyết áp kẹp 80/60, khó thở, xưng môi . Tại khoa Cấp cúu, L được bác sĩ  chẩn đoán sốc phản vệ do thức ăn và chích thuốc Adrenalin, thở oxy, truyền dịch.

Trường hợp thứ 2: Bệnh nhân H.T.K.P – 14 tuổi ở quận Bình thạnh - nhập viện trong tình trạng mệt, bứt rứt, khó thở. Sau khi đi học về P bị sốt và mệt, dì của P tự đi mua thuốc gồm paracetamol, ciproloxacine, serratio peptidase và một viên màu cam về cho em uống. Sau uống khoảng 20 phút, P bị phù mặt, mắt, khó thở, bứt rứt và được đưa vào cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 2 trong tình trạng huyết áp kẹp, nổi ban  toàn thân, mạch nhanh. L được bác sĩ chẩn đoán sốc phản vệ do thuốc uống và cho nằm đầu bằng, làm thông thoáng đường thở, xông khí dung, chích kháng viêm. Sau 15 phút theo dõi, tình trạng của P không cải thiện nên đã được cho y lệnh chích Arenalin qua tĩnh mạnh, thở oxy qua mask, tiếp tục xông khí dung thì tình trạng P được cải thiện và sinh hiệu ổn.

Sốc phản vệ là một dạng phản ứng dị ứng cực kỳ nặng, tác động rất lớn trên cơ thể. Sốc phản vệ xảy ra rất nhanh, chỉ trong vòng vài giây, nếu không được xử trí kịp thời, người bệnh có thể tử vong. 

Các dấu hiệu của sốc phản vệ:

·   Khó thở

·   Da xanh lạnh, tím tái

·   Da nổi bông

·   Mạch nhanh

·   Ngừng tim, ngừng thở

·   Bệnh sử có tiếp xúc với chất gây dị ứng.

Khi nghi ngờ bệnh nhân bị sốc phản vệ cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cấp cứu kịp thời. HIện nay, tất cả các cơ sở y tế, kể cả trạm y tế phường xã, đều có thuốc chống sốc phản vệ.

Đăng bởi: CN.Lan Phương

[Trở về]

Các tin khác