Bấm vào hình để xem kích thước thật

Rất ít phản ứng được thấy khi sử dụng Midazolam đường uống để an thần cho trẻ

Ngày đăng:  31/01/2012

 
Lượt xem: 9449

Midazolam có tác dụng an thần hiệu quả và có tác dụng dược lý tốt hơn so với Chloral hydrate

NEW YORK (Reuters Health) 13 tháng 12 – Một báo cáo của nhóm người Brazil trên tạp chí Nhi Khoa trực tuyến ngày 02 tháng 12 nói rằng trong số các trẻ em trải qua thủ thuật nha khoa với thuốc an thần đường uống, tác dụng phụ của midazolam ít hơn là Chloral Hydrate.

 

Các tác giả kết luận “ MZ (midazolam) có tác dụng an thần hiệu quả và có tác dụng dược lý tốt hơn so với CH (chloral hydrate), cái mà kết hợp nhiều tác dụng phụ, có nguy cơ gây tái an thần tại nhà và thiếu tác nhân đảo ngược”.

 

Họ lưu ý rằng thuốc an thần đường uống đôi khi được sử dụng cho trẻ em đang kiểm tra bằng Xquang, làm răng, hay sử dụng thuốc trước khi phẫu thuật, nhưng nó có thể liên kết với các tác dụng phụ bất lợi sau đó. Để xem xét điều này, nhóm đã nghiên cứu kết quả ở trẻ em đang được điều trị trong một chương trình chăm sóc nha khoa cho các bệnh nhi có thu nhập thấp.

 

Tiến sĩ Luciane Rezenda Costa, tại trường đại học Universidade Federal de Goias, Goiania, và các đồng nghiệp đã nhận 42 trẻ em, độ tuổi từ 1-8, những người đã trải qua 115 phiên họp về thuốc an thần. Các thuốc an thần được sử dụng thường xuyên nhất là midazolam 1.0 mg/kg, sau đó là midazolam 1.5 mg/kg, chloral hydrate 100 mg/kg, và chloralhydrate 70 mg/kg.

 

Sau mỗi buổi họp, người giám hộ của trẻ được liên hệ vào ngày hôm sau và được hỏi về bất kỳ triệu chứng có thể liên quan đến thuốc an thần: kích động, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, bệnh, khó thở, kích thích, ảo giác, và ngủ nhiều quá mức.

 

Tác dụng phụ ít, chủ yếu là ngủ nhiều quá mức, đã được báo cáo sau 65 trong 103 phiên họp (63.1%). Sau khi phân tích, các nhà nghiên cứu thấy rằng khả năng gây tác dụng phụ sau sử dụng của midazolam thấp hơn nhiều so với chloral hydrate (tỷ lệ 0.09; p= 0.038).

 

Tiến sĩ Costa và các đồng nghiệp chỉ ra rằng họ theo hướng dẫn được đề nghị cho thuốc an thần ở trẻ em và thấy không có tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, họ lưu ý các tác dụng phụ nguy hiểm đến tính mạng có thể xảy ra nếu không tuân theo hướng dẫn. Họ thận trọng nói rằng “Những người chịu trách nhiệm về việc quản lý thuốc an thần cho trẻ em phải được giao thẩm quyền sử dụng các kỹ thuật, phải cung cấp mức độ giám sát cần thiết cho việc sử dụng thuốc an thần vừa phải có khả năng cứu bệnh nhân khi có biến chứng xảy ra”.

 

Nguồn: http://www.medscape.com/viewarticle/755371

 

 

Đăng bởi: Ds. Nguyễn Hoàng Thanh Tuyền

[Trở về]

Các tin khác