THỜI GIAN NGỦ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁP ỨNG VACCIN
Ngày đăng: 25/09/2012
Lượt xem: 8263
Theo một báo cáo mới vào ngày 06 tháng 8 năm 2012 - thời gian ngủ ngắn làm giảm khả năng bảo vệ của vaccin viêm gan B 6 tháng sau khi tiêm chủng.
Tiến sĩ Aric A. Prether và các đồng nghiệp báo cáo những phát hiện của họ về giấc ngủ vào tháng 8/2012. Ông nói trên tin tức Medscape rằng “Đây là lần đầu tiên chúng tôi nghiên cứu thời gian ngủ để dự đoán khả năng sản xuất kháng thể đối với thuốc chủng ngừa. Với viêm gan A, viêm gan B và vaccin cúm, khi ngủ ít hoặc không đủ giấc vào ban đêm thì tiềm năng tiêm phòng bị giảm bớt”.
Cơ chế tác động vẫn còn chưa rõ ràng. Việc ngủ ít có thể ảnh hưởng đến các tế bào B và T. Nhưng điều này vẫn tiếp tục là một câu hỏi mở mà một số nhóm nghiên cứu đang giải quyết.
Thời gian và chất lượng giấc ngủ
Trong nghiên cứu này, tiến sĩ Prather và đồng nghiệp kiểm soát 3 liều tiêm chủng viêm gan B trên 125 người tuổi từ 40 – 60. Người tham gia được đánh giá thời gian, chất lượng giấc ngủ và đáp ứng kháng thể trước khi tiêm liều vaccin thứ 2 và thứ 3.
Sáu tháng sau lần tiêm chủng cuối cùng, IgG được lấy để đánh giá (10 mIU/ml hoặc hơn)
Phân tích cho thấy thời gian ngủ ngắn thì đáp ứng kháng thể thấp hơn, và điều này độc lập với tuổi tác, giới tính, chỉ số khối cơ thể (BMI) và đáp ứng miễn dịch ban đầu. Cụ thể, mỗi giờ ngủ thêm liên quan với mức tăng 56% nồng độ kháng thể thứ cấp.
Thời gian ngủ ngắn cũng liên quan đến việc giảm khả năng bảo vệ khỏi bệnh viêm gan B. Giấc ngủ không chất lượng cũng liên quan đáng kể với đáp ứng kháng thể.
Một câu hỏi vẫn chưa được trả lời, tiến sĩ Prather nói “chúng tôi nhìn vào giờ ngủ trung bình như là một yếu tố dự báo đáp ứng miễn dịch, nhưng một trong những điều hấp dẫn là có một giai đoạn quan trọng khi ngủ duy nhất ảnh hưởng đến quá trình tiêm chủng. Nếu chúng ta có thể xác định được điều này, nó có thể mở ra một cánh cửa cơ hội để can thiệp”.
Tuy nhiên, ông nói thêm rằng nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng khoa học cho sự liên quan rõ ràng giữa giấc ngủ và sức khỏe và hy vọng sẽ giúp khẳng định tầm quan trọng của giấc ngủ trong cuộc sống bận rộn hiện nay.
Ngủ - 1 nhân tố quan trọng
Khi được hỏi nhận xét về những phát hiện này, nhà nghiên cứu giấc ngủ - Giáo sư Jan Born tại Đại học Tuebingen, Đức, lưu ý rằng nghiên cứu này cho thấy rằng hiệu quả của việc tiêm phòng viêm B liên quan đến thời gian ngủ. Ông nói trên tin tức Medscape "Phát hiện từ những nghiên cứu này cần thuyết phục các bác sĩ lâm sàng cũng như các nhà miễn dịch học: giấc ngủ như là một yếu tố quan trọng để phát triển khả năng miễn dịch thích ứng"
Theo Tiến sĩ Born, giấc ngủ hỗ trợ khả năng miễn dịch thích ứng, tuy nhiên, các cơ chế cơ bản chính xác thì chưa được biết. Câu hỏi bao gồm tầm quan trọng của việc chọn thời điểm của việc chủng ngừa; liệu là giấc ngủ có thúc đẩy việc tiết ra các hormone miễn dịch bảo vệ, chẳng hạn như hormone tăng trưởng và prolactin, và giấc ngủ giai đoạn nào - giấc ngủ sóng chậm hoặc chuyển động mắt nhanh (REM) - là quan trọng hơn cho một giấc ngủ hiệu quả.
"Chúng tôi chỉ mới bắt đầu hiểu làm thế nào đạt lợi ích miễn dịch thông qua giấc ngủ", ông nói.
Đăng bởi: DS. Nguyễn Hoàng Thanh Tuyền
Các tin khác
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 5 / 2013 21/08/2013
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 6 / 2013 21/08/2013