LỚN LÊN TỪ GIẤC NGỦ
Ngày đăng: 12/01/2009
Lượt xem: 14321
Sự phát triển của trẻ gắn liền với chất lượng giấc ngủ. Trẻ sơ sinh ngủ trung bình 19 giờ mỗi ngày trong những tuần đầu sau sinh. Lý do đơn giản là để hoàn chỉnh sự trưởng thành não bộ và phát triển về thể chất ; bởi chúng ta đều biết, chỉ trong giấc ngủ, các tổ chức mới sản xuất một lượng đáng kể hormone tăng trưởng cần thiết cho sự phát triển.
Mỗi trẻ, một nhịp độ ngủ khác nhau
Nếu một trẻ dường như ngủ suốt ngày, là bởi vì bé vẫn chưa biết được sự khác biệt giữa ngày và đêm. Điều này có thể tồn tại đến vài tuần sau sinh. Trong khoảng thời gian này, giấc ngủ ngày hay đêm của trẻ dường như dài như nhau và thức giấc chỉ là những khoảnh khắc bất chợt. Thường đến 3-4 tuần tuổi trẻ mới có được sự điều chỉnh nhịp ngày đêm. Cuối tháng đầu tiên, trẻ vẫn ngủ 70% thời gian mỗi ngày. Trong khi đó, một trẻ 3 tuổi ngủ trung bình 12 giờ/ngày, trẻ 6 tuổi trung bình 10 giờ/ngày, và 9 giờ là thời gian ngủ mỗi ngày ở người lớn. Tuy nhiên trẻ không luôn ngủ cùng một cách thức : nhịp ngày đêm của trẻ biến đổi theo giấc ngủ sâu và giấc ngủ ngắn. Với giấc ngủ sâu : trẻ nhắm kín mắt, thở đều đặn, run nhẹ thỉnh thoảng môi hay ngón tay. Trái lại, giấc ngủ ngắn đặc trưng bởi nhiều cử động ở mắt, mí mắt, nhăn mặt, cử động tay chân hay toàn thân. Chuyển tiếp giữa ngủ và thức trẻ có thể thiu thiu với đôi mắt mở to.
Đặc điểm giấc ngủ cũng mang nét riêng cho từng trẻ
Thật vậy, ngay từ những ngày đầu tiên sau khi trẻ chào đời, chúng ta có thể phân biệt được những trẻ dễ và khó ngủ. Mỗi trẻ hình thành một cá tính riêng khi ngủ. Nhìn chung, các trẻ ‘không thích bị làm phiền’ khi ngủ. Kết luận là : hãy để một trẻ sơ sinh tự tìm nhịp độ ngủ riêng cho bé, chúng ta chỉ quan
sát để biết đâu là thời điểm trẻ đói hay thích ngủ. Cũng không nên đánh thức trẻ thường xuyên dù là để thay tã, hay xem trẻ có ổn không, hay cho trẻ ăn. Cần biết rằng trẻ luôn trải qua những khoảnh khắc khó ngủ trong những tuần đầu sau sinh. Hãy chỉ bế trẻ lên vỗ về khi trẻ đang có khó chịu trong lúc ngủ nhưng tuyết đối không làm trẻ thức giấc. Khi vô tình đánh thức bé bạn có thể tạo nguy cơ thường khóc về đêm ở trẻ bởi làm thay đổi nhịp độ ngủ của trẻ.
Những vấn đề của giấc ngủ
Phần lớn những rối loạn về giấc ngủ thường bắt nguồn từ sự chưa hoàn chỉnh về hành vi ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi.Thức giấc và quấy khóc về đêm rất thường gặp ở lứa tuổi này. Không có gì bất thường, cũng chẳng có gì trầm trọng, trẻ chỉ đơn giản đói mà thôi. Bú mẹ hay bú một bình sữa ấm sẽ giúp trẻ trở lại với giấc ngủ bình yên, nhưng hãy chắc rằng trẻ đã không được cho ăn quá nhiều.
Trẻ khóc đêm
Thật may mắn điều này sẽ không kéo dài, bởi việc bú đêm dường như sẽ không còn thường xuyên khi trẻ được 2 tháng tuổi. Bạn cảm nhận sự thay đổi này khi khoảng cách giữa hai lần trẻ đòi ăn về đêm rộng ra, trẻ ít quấy khóc hơn so với thói quen khóc đòi bú mỗi 3 giờ trước đây. Tuy nhiên có những trẻ không thức giấc vì đói hay gặp những trở ngại về tiêu hóa. ‘Hệ thức giấc’ của bé chỉ hoạt động quá mức, không biết dừng lại. Giải pháp là : đừng cố gắng dỗ dành bé bằng mọi giá hay lập tức cho bé ăn (dù bé vừa ăn), mà hãy cố gắng giúp bé ngủ lại nhanh chóng, bé sẽ ‘tự yên tĩnh’ lại hơn…
Đăng bởi: Bs. Hồ Xuân Anh - Khoa Sơ Sinh
Các tin khác
Các Bệnh Về Da Ở Trẻ Sơ Sinh 11/07/2023
Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ 24/08/2020
Cảnh giác với uốn ván rốn sơ sinh 18/06/2020
Chăm sóc trẻ sinh non tại nhà 07/01/2020
Trẻ sơ sinh non tháng 25/06/2019
Viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh 19/04/2019
Nhiễm trùng sơ sinh & những điều cần biết 19/04/2019