Ảnh hưởng của việc bổ sung dinh dưỡng ở trẻ em bị viêm da dị ứng
Ngày đăng: 30/01/2013
Lượt xem: 9665
Một phân tích gộp về việc bổ sung probiotic (men vi sinh), prebiotic (vi sinh vật sống hữu ích trong đường ruột) , công thức dạng acid amin và các acid béo ở trẻ viêm da dị ứng (AD).
Mục tiêu
Xác định liệu bổ sung chất probiotic, prebiotic, công thức acid amin, acid béo có ngăn chặn được sự phát triển viêm da dị ứng (Atopic Dermatitis - AD) hoặc làm giảm đi mức độ trầm trọng của bệnh ở trẻ mới sinh đến lúc trẻ dưới 3 tuổi
Nguồn dữ liệu
Dữ liệu lấy từ Medline, các thử nghiệm có kiểm soát trong thư viện Cochrane, LILACS từ 1.1.1946 đến 27.08.2012
Chọn lựa nghiên cứu
Các thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát và nghiên cứu đoàn hệ kiểm tra việc bổ sung dinh dưỡng trong phòng chống và cải thiện AD ở những trẻ dưới 3 tuổi
Tổng hợp dữ liệu
21 nghiên cứu trên 6859 bệnh nhân tham gia bổ sung bao gồm trẻ em và bà mẹ đang mang thai, cho con bú, trong đó có 4134 bà mẹ và bé. 11 trong 17 nghiên cứu cho thấy bổ sung chất dinh dưỡng là phương pháp hiệu quả ngăn chặn bệnh AD, 5 trong 6 nghiên cứu cho thấy bổ sung giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, bằng chứng nhất là bổ sung probiotic. Đặc biệt Lactobacillus rhamnosus GG có hiệu quả ngăn chặn thời gian dài sự phát triển AD, acid γ-Linolenic cũng làm giảm mức độ nặng của bệnh. Bổ sung prebiotic và sự kết hợp γ-Linolenic và ω-3 có hiệu quả làm giảm sự phát triển của AD. Trong một số nghiên cứu khác cho thấy bổ sung công thức acid amin không đem lại hiệu quả ngăn chặn sự phát triển AD
Kết luận
Bổ sung các chất dinh dưỡng trên giúp ngăn ngừa sự phát triển AD và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các nghiên cứu trong tương lai cần làm sáng tỏ các cơ chế việc bổ sung dinh dưỡng này đối với bệnh AD.
Nguồn: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23247249
Đăng bởi: DS. Ngọc Quỳnh
Các tin khác
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 5 / 2013 21/08/2013
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 6 / 2013 21/08/2013