PHÒNG NGỪA CON YÊU CỦA BẠN BỊ NGỘ ĐỘC
Ngày đăng: 14/07/2009
Lượt xem: 7202
Mỗi ngày, 374 trẻ em ở Mỹ từ 0 đến 19 tuổi được điều trị tại phòng cấp cứu, và 2 trẻ bị chết do hậu quả của việc bị ngộ độc không cố ý.
Đừng nghĩ rằng chỉ có những chất hoá học trong nhà bạn được đánh dấu với những cái nhãn cảnh báo rõ ràng mới có thể nguy hiểm cho con trẻ. Những vật dụng hàng ngày trong nhà bạn, như là những chất tẩy rửa và thuốc, cũng có thể gây ngộ độc cho trẻ.
Ngộ độc có thể ngăn ngừa được, và bạn có thể giữ vai trò then chốt trong việc bảo vệ con yêu của bạn
Sau đây là vài lời khuyên để có thể giữ con của bạn được an toàn khỏi bị ngộ độc:
· Để thuốc và những chất độc hại, như chất lau chùi, tẩy rửa trong những tủ có khóa lại hoặc trẻ không thể mở ra được. Đừng đê thuốc trên những kê, quầy hoặc bất cứ nơi đâu mà trẻ con có thể với tới được.
· Đế số diện thoại của trung tâm kiểm soát ngộ độc (1-800-222-1222- ở Mỹ) ở trên hoặc ở gần nơi để điện thoại bàn. Bạn cũng nên cài nó vào trong điện thoại cầm tay của bạn. Bạn có thể liên lạc với trung tâm kiểm soát ngộ độc 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần , và bạn nên gọi nếu bạn nghĩ rằng con bạn đã bị ngộ độc và cho dù nó còn tỉnh hay là đang ở trong tình trạng báo động.
· Nếu con bạn bị trụy mạch hay ngưng thở, hãy gọi 911 ( ở Mỹ, Việt nam: 115)
· Làm theo những chỉ dẫn trên nhãn thuốc và đọc cẩn thận tất cả những cảnh báo khi cho con trẻ dùng thuốc.
· Vứt bỏ cẩn thận những thuốc không dùng, thuốc không cần ,hoặc thuốc quá hạn .
· Hãy tránh dùng thuốc trước mặt con trẻ bởi vì chúng thường bắt chước những hành vi của người lớn.
· Lưu giữ thuốc và các sản phẩm hóa học trong những chai nguyên thủy ( chai của nhà sản xuất- người dịch) để bạn có thể dễ dàng nhận ra chúng.
Khi mà việc đó( ngộ dộc) xảy đến với con yêu của bạn, đương nhiên là bạn muốn bảo vệ chúng khỏi sự nguy hại. Điều này nằm trong tầm tay của bạn để giúp chúng sống với đầy đủ năng lực , mà không phải trải qua sự đau đớn cũng như là phải chịu đựng những thương tổn có thể gây ra cho chúng.
Đăng bởi: ĐD Liên Kim ( theo CDC Hoa Kỳ)
Các tin khác
Hộp thuốc cấp cứu phản vệ 23/04/2018
Quy trình bệnh nhân xuất viện 23/04/2018
Quy trình tiếp nhận bệnh nhân BHYT nằm viện 23/04/2018
Quy trình giải quyết bệnh nhân tử vong 23/04/2018
Quy trình thở NCPAP 10/03/2018
Quy trình chạy thận nhân tạo 10/03/2018
Quy trình đeo vòng tay 10/03/2018
Nuôi ăn qua lỗ mở dạ dày ra da 10/03/2018