CHO CON BÚ NHƯ THẾ NÀO KHI MẸ BỊ ỐM
Ngày đăng: 23/02/2009
Lượt xem: 9125
Người mẹ trong thời gian cho con bú nên hạn chế uống thuốc, nếu uống thuốc nên cần theo đúng chỉ định và ý kiến tư vấn của Bác sĩ.
Đa số các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp, bà mẹ vẫn có thể tiếp tục cho con bú. Việc bà mẹ cho con bú lúc này không làm tăng nguy cơ truyền bệnh cho trẻ vì trong sữa mẹ đã có sẵn các kháng thể chống lại vi sinh vật gây bệnh.
Tuy nhiên, nếu bà mẹ mắc bệnh đường hô hấp nên mang khẩu trang khi tiếp xúc trực tiếp với trẻ.
Khi bà mẹ uống các thuốc thông thường như: hạ sốt, giảm đau, vitamin… với liều trung bình thì vẫn có thể cho con bú sữa mẹ.
Nếu bà mẹ mệt mỏi không thể cho trẻ bú thì nên vắt sữa và cho trẻ ăn bằng muỗng.
Một số khuyến cáo hiện nay, nếu bà mẹ bị HIV dương tính, viêm gan siêu vi B thì không nên nuôi con bằng sữa mẹ.
Bà mẹ cần phải quan tâm là thuốc đang uống có làm giảm sự tiết sữa, có làm thay đổi mùi vị của sữa hay độc hại cho trẻ hay không (bởi vì hầu hết các thuốc đều đi vào sữa mẹ mặc dù chỉ với 1 lượng rất nhỏ).
Nếu mẹ đang uống kháng sinh, nếu có thể được nên tránh uống các thuốc như: Cloramphenicol, tetraciclin, metronidazon, sulphafonamid…
Bà mẹ không nên uống các thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai có oestrogen vì có thể làm giảm sự tiết sữa.
Khi bà mẹ uống các thuốc chữa bệnh tâm thần, thuốc chống co giật, thuốc điều trị ung thư hoặc đang xạ trị… thì ngưng cho con bú, để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc do thuốc.
Đăng bởi: CNĐD Đỗ Thị Thu Nhi – Khoa sơ sinh – Nguồn Sức khỏe & đời sống.
Các tin khác
Hộp thuốc cấp cứu phản vệ 23/04/2018
Quy trình bệnh nhân xuất viện 23/04/2018
Quy trình tiếp nhận bệnh nhân BHYT nằm viện 23/04/2018
Quy trình giải quyết bệnh nhân tử vong 23/04/2018
Quy trình thở NCPAP 10/03/2018
Quy trình chạy thận nhân tạo 10/03/2018
Quy trình đeo vòng tay 10/03/2018
Nuôi ăn qua lỗ mở dạ dày ra da 10/03/2018