Bấm vào hình để xem kích thước thật

Theo CDC: Với bệnh Ho gà tăng, những ai cần chủng ngừa Tdap (Sài Uốn Ván, Bạch Hầu, Ho Gà)?

Ngày đăng:  11/07/2010

 
Lượt xem: 7105

 

Bài dịch từ phát biểu của Stacey Martin (xem lý lịch khoa học ở cuối trang), một chuyên gia của Cơ quan kiểm soát và phòng bệnh Hoa Kỳ (CDC):
Tôi muốn nói về đề xuất thuốc chủng ngừa Tdap (Sài Uốn Ván, Bạch Hầu, Ho Gà ) và cơ hội của chúng ta phải bảo vệ bệnh nhân khỏi bệnh ho gà.
Mặc dù vắc-xin ho gà được chủng ngừa lúc nhỏ, nhưng bệnh ho gà đã  gia tăng tại nhiều cộng đồng trên thế giới, với một gánh nặng ngày càng tăng của bệnh được báo cáo trong số các thanh thiếu niên và người lớn. Trong năm 2008 CDC đã nhận được thông tin có hơn 13.000 trường hợp tử vong và 20 báo cáo.
Năm 2005, Uỷ ban tư vấn thực hành chủng ngừa (ACIP) , khuyến cáo những người có tuổi từ 11 đến 64 tuổi nên chủng ngừa một liều vắc xin kết hợp uốn ván, bạch hầu và ho gà (Tdap).

Hiện đang có 2 sản phẩm được cấp phép có thể được sử dụng. Bởi vì khả năng miễn dịch đối với bệnh ho gà sẽ suy yếu theo thời gian, nên mũi tiêm nhắc cho trẻ thành niên và người lớn là điều cần thiết. Mũi tiêm nhắc làm giảm nguy cơ mắc bệnh ho gà và có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Quan trọng nhất là những thiếu niên và người lớn được chủng ngừa có thể giúp ngăn ngừa sự lây truyền bệnh cho trẻ sơ sinh khi bé còn quá nhỏ để được chủng ngừa. Nhóm tuổi này trẻ dễ bị bệnh nặng và tử vong do bệnh ho gà.

Mặc dù Tdap đã được đề nghị từ năm 2005, nhưng tỷ lệ bao phủ không cao như chúng tôi mong muốn. Trong số thanh thiếu niên tuổi từ 13 đến 17 tuổi, năm 2008 ước tính độ bao phủ khoảng 40%. Trong số những người lớn, tỉ lệ này ít hơn - 6%.
Dưới đây là những khuyến cáo chính cho việc sử dụng Tdap:
  • Đối với các thanh thiếu niên có chủng ngừa ho gà lúc nhỏ, một liều Tdap được khuyến cáo thường quy nên chủng ngừa lúc 11-12 tuổi.
  • Nếu bệnh nhân vị thành niên của bạn không được chủng ngừa bệnh ho gà lúc nhỏ, hãy tham khảo các khuyến cáo của ACIP và theo tiến độ để xác định những chỉ định phù hợp. Những nguồn thông tin được nằm trong đường liên kết dưới đây.
Tuy nhiên, không cần thiết phải chờ đến 10 năm mới chủng ngừa nhắc lại một liều Tdap sau lần tiêm cuối. Người ta đề nghị nên chủng ngừa sau khoảng thời gian ngắn hơn - 2 năm kể từ khi chủng ngừa Td lần cuối cùng để giảm khả năng tăng lên của reactogenicity (khả năng sản xuất những phản ứng có hại).
Ngay cả thời gian ngắn hơn cũng có thể thích hợp nếu bệnh nhân của bạn có nguy cơ cao đối với bệnh ho gà hoặc tiếp xúc gần gũi với trẻ sơ sinh, hoặc trong tình huống mà bạn không có cơ hội để chủng ngừa cho bệnh nhân một lần nữa. Các nhà cung cấp nên biết rằng khoảng thời gian ngắn hơn không chống chỉ định và tích lũy dữ liệu về an toàn của vắc xin. Hơn nữa, không có mối lo ngại về chất làm tạo ra kháng thể với giảm khoảng thời gian giữa Td (Bạch hầu, sài uốn ván) và Tdap (bạch hầu, sài uốn ván và ho gà).
Để giúp bảo vệ trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để được chủng ngừa, phụ nữ trước khi mang thai nên chủng ngừa vắc xin Tdap. Nếu người phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh ho gà, chẳng hạn như trong một ổ dịch cộng đồng, bạn nên xem xét có nên chủng ngừa vắc xin Tdap trong khi mang thai vì nó không chống chỉ định. Những bà mẹ sau khi sinh nếu chưa chủng ngừa vắc xin Tdap thường quy, nên chủng ngừa một liều thuốc ngay lập tức sau khi sinh, trước khi rời khỏi bệnh viện hoặc trung tâm sinh sản.
Trong hầu hết trường hợp, bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh là do từ một thành viên trong gia đình. Hãy tưởng tượng sẽ như thế nào nếu một người mẹ lây bệnh ho gà cho con. Hãy ghi nhớ rằng Tdap không chỉ dành cho bà mẹ sau khi sinh, đó là cho tất cả các thành viên gia đình và người chăm sóc của trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, các nhân viên y tế - người có liên hệ trực tiếp bệnh nhân nên chủng ngừa một liều duy nhất Tdap ngay sau khi có thể nếu họ chưa chủng ngừa trước đó.
Tham khảo các nguồn trong trang này để biết thêm thông tin.
Và hãy nhớ, nghĩ về Tdap (Bạch hầu, sài uốn ván, ho gà) thay vì Td (Bạch hầu, sài uốn ván). 
Web Resources
Stacey W. Martin, ThS, là một chuyên gia dịch tễ học của Chi nhánh Thuốc Chủng Ngừa Viêm màng não và vắc xin phòng ngừa (MVPDB) thuộc đơn vị những bệnh vi khuẩn của Trung tâm quốc gia về miễn dịch và bệnh hô hấp (NCIRD), cô làm việc về bệnh ho gà, bệnh viêm màng não và các thuốc chủng ngừa - ngăn ngừa bệnh cả trong nước và quốc tế. Bà Martin gia nhập Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) trong năm 2002. 

Nguồn: www.medscape.com

Đăng bởi: Ds.Hoàng Thùy Linh

[Trở về]

Các tin khác