Chuyển từ OPV (vắc xin bại liệt dùng đường uống) sang IPV (vắc xin bại liệt bất hoạt): Có phải chúng ta đi sau những Lịch trình của Mỹ Latinh? (phần 2)
Ngày đăng: 13/07/2010
Lượt xem: 7323
Dịch tễ học
Trong năm 2008, theo báo cáo có tổng cộng 1.651 trường hợp bại liệt trong bốn quốc gia (Ấn Độ, Afghanistan, Pakistan và Nigeria) và trong 14 quốc gia khác.
Trong năm 2009, theo báo cáo đã có 1.282 trường hợp bại liệt trên toàn thế giới, hầu hết thuộc bốn quốc gia (Ấn Độ, Afghanistan, Pakistan và Nigeria) và 25% ở 18 quốc gia khác; kể từ khi bảy người trong số họ không được báo cáo trong năm trước đó, họ được coi là quốc gia có vi rút tái xuất hiện. Các trường hợp bại liệt do vi rút có nguồn gốc hoang dã thuộc loại vi rút 1 và 3 không có sự hiện diện của loại 2, ngoại trừ trên vắc-xin vi rút bại liệt đang lưu hành loại 2 (cVDPV - circulating vaccine-derived poliovirus) ở Nigeria, Cộng hòa Dân chủ Congo và Ethiopia.
Tại châu Mỹ, vi rút bại liệt hoang dã đã được loại bỏ từ năm 1991. Kể từ đó, vẫn chưa có thông báo về vi rút bại liệt hoang dã trong khu vực, một phần là do có độ bao phủ cao của liều vắc xin bại liệt dạng uống thứ 3 (OPV3) trong các nước Mỹ Latin.
Gần đây các trường hợp bại liệt được báo cáo trong khu vực có liên quan đến vắc-xin (VAPP - vaccine-associated paralytic poliomyelitis), chẳng hạn như, ổ dịch ở Cộng hòa Dominica do vắc xin vi rút bại liệt đang lưu hành (cVDPV - circulating vaccine-derived poliovirus) và các trường hợp của giảm miễn dịch liên quan đến vắc xin vi rút bại liệt (iVDPV - immunodeficiency-related vaccine-derived poliovirus).
Mặc dù thực tế rằng không có báo cáo chính xác của số trường hợp bại liệt liên quan đến vắc xin (VAPP) trên thế giới, WHO dự đoán mỗi năm có khoảng 250 đến 500 trẻ em bị nhiễm trùng do hậu quả của thuốc chủng ngừa. Ở Mỹ Latinh và theo Asturias, từ năm 1992 đến năm 2007, ước tính có 384-768 trường hợp bại liệt liên quan đến vắc xin (VAPP), đây là hậu quả của việc sử dụng liên tục OPV trong một khu vực có bệnh bại liệt tràn lan. Điều này dựa trên nghiên cứu được công bố trong khu vực, cho thấy sự phổ biến của bệnh này trong thời gian 3 năm. Nghiên cứu này đã thực hiện trên quy mô dân số nhỏ hơn và tổng số liều OPV được áp dụng ít hơn cách đây 20 năm, chúng ta nên hy vọng rằng nhiều trường hợp VAPP sẽ xảy ra kể từ đó ở Mỹ Latinh.
Việc tiếp tục sử dụng OPV còn tranh cãi
Dựa trên báo động của số các trường hợp bại liệt có liên quan đến thuốc chủng ngừa bại liệt, các kế hoạch chiến lược mới của GPEI 2009-2013 của WHO, đã đưa ra mục tiêu chính: "đảm bảo rằng trẻ em sẽ không bao giờ bị bệnh bại liệt do một loại vi rút hoang dã hay do có liên quan đến vắc-xin vi rút bại liệt".
WHO cũng đã công nhận rằng việc tiếp tục sử dụng OPV làm ảnh hưởng đến sự diệt bỏ bại liệt. Đó là lý do tại sao trong kế hoạch chiến lược mới, vào cuối năm 2013, việc chấm dứt sử dụng OPV trên toàn thế giới sẽ trở thành hiện thực.
Ngược lại, tại nhóm Cố vấn kỹ thuật (TAG) của Đại hội PAHO tổ chức tại Costa Rica vào tháng 8 năm 2009, theo khuyến cáo về bại liệt rằng OPV tiếp tục được chủng ngừa và sẽ được sử dụng cho khu vực; Tuy nhiên, hướng dẫn cho sự phát triển chủng ngừa bệnh bại liệt vẫn chưa được phát triển trong một khu vực vì nơi đây có 45% số trẻ sơ sinh được tiêm với IPV (Canada, Hoa Kỳ và Mexico); ở Costa Rica, mỗi trẻ em khám bệnh ở y tế tư nhân đều nhận được IPV. Ngoài ra, nguy cơ do tiêm phòng trên những bệnh nhân suy giảm miễn dịch (đã chẩn đoán và chưa chẩn đoán) ngày càng tăng và chưa được đánh giá.
Nguồn: www.medscape.com
Xin xem tiếp phần 3
Đăng bởi: Ds.Hoàng Thùy Linh
Các tin khác
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 5 / 2013 21/08/2013
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 6 / 2013 21/08/2013