Khảo sát giá trị lactate máu trong nhiễm trùng huyết sơ sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/10/2006 đến 31/07/2008
Ngày đăng: 01/07/2010
Lượt xem: 12353
Bs Nguyễn Thị Kim Nhi*, Ths. Bs Trần Thị Hoa Phượng*, Ts. Bs Phạm Lê An**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát giá trị tiên lượng tử vong của lactate máu ở bệnh nhân nhiễm trùng huyết sơ sinh (NTHSS).
Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu trên trẻ sơ sinh (≤ 30 ngày tuổi) nhập khoa Sơ sinh và khoa Hồi sức bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/10/2008 đến 31/07/2008 thoả các tiêu chuẩn sau: Hội chứng đáp ứng viêm bào thai và cấy máu dương tính hay có dấu chứng của NTHSS. Ghi nhận nồng độ lactate máu tại 0 giờ, 24 giờ, 48 giờ sau nhập viện đối với trẻ NTHSS (hay sau khởi phát NHTSS trong bệnh viện).
Kết quả: Trong số 94 bệnh nhân NTHSS thỏa tiêu chí nhận vào, có 9 bệnh nhân tử vong (9,6%), giới nam chiếm 60,6%, tuổi trung bình bị NTHSS 11,56 ngày (p=0,41), có 27/94 bệnh nhân bị nhiễm trùng bệnh viện (chiếm 28,7%), trong đó có 7 bệnh nhân tử vong (p=0.002). 19 bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng (chiếm 20.2%), trong đó có 8 bệnh nhân tử vong (p=0.000). Kết quả phân tích đơn biến cho thấy các yếu tố sau ảnh hưởng đến nguy cơ tử vong trên bệnh nhân nhiễm trùng huyết sơ sinh bao gồm: có nhẹ cân so với tuổi thai (OR=4.9; 1.14 – 20.74; p=0.032), có dị tật bẩm sinh (OR=8.63; 1.95 – 38.22; p=0.005), có sốc nhiễm trùng (OR =53.82; 6.13 – 472.87; p=0.000), có nhiễm trùng bệnh viện (OR=11.38; 2.19 – 59.2; p=0.004). Nồng độ lactate máu trên nhóm chết cao hơn nhóm sống tại thời điểm 0 giờ (p = 0.48), 24 giờ (p=0.005), và 48 giờ (p=0.01); nồng độ lactate máu trung bình của 3 thời điểm trên nhóm chết cao hơn nhóm sống (p=0.0088). Phân tích đa biến bằng mô hình BMA (có hiệu chỉnh theo tuổi và giới) chọn biến lactate máu lúc 24 giờ là yếu tố tiên lượng tử vong tối ưu nhất trong 3 thời điểm khảo sát (p=0,0468).
Kết luận: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong trên bệnh nhân NTHSS như nhẹ cân so với tuổi thai, dị tật bẩm, sốc nhiễm trùng , nhiễm trùng bệnh viện. Nồng độ lactate máu tại thời điểm 24 giờ là yếu tố tiên tử vong tối ưu nhất trong 3 thời điểm khảo sát.
EVALUATION IN NEONATES WITH SEPSIS AT CHILDREN'S HOSPITAL N0.2
FROM 01/10/2006 TO 31/07/2008
SUMMARY
Objective: To evaluate the role of serum lactate concentration for mortality prognosis in neonatal sepsis.
Method: This was a prospective cohort study in neonates admitted to the neonatal ward and ICU at Pediatric hospital number 2 from 01/10/2006 – 31/07/2008. Inclusion criteria were FIRS (fetal inflammation response syndrome) and positive blood culture results or signs of neonatal sepsis. Serum lactate concentration were recorded at 0 hour, 24 hour, 48 hour after admission (or after onset of neonatal sepsis).
Results: Among 94 neonates with sepsis, there were 9 deaths (9.6%), male gender occupied 60.6%, mean age of neonatal sepsis was 11.56 days. There were 27/94 neonates with nosocomial infection (28.7%) (P=0.002). 19 neonates had shock, 8 of them were died (p=0.000). 43 patients (45.7%) had prior treatment , there was no significant diferrence in prior treatment history between two groups (P=0.608). Univariate analysis showed that many factors related to the mortality in neonates with sepsis were: low birth weight (OR =4.9; 1.14 – 20.74; p=0.032), birth defect (OR=8.63; 1.95 – 38.22; p=0.005), septic shock (OR =53.82; 6.13 – 472.87; p=0.000), nosocomial infection (OR=11.38; 2.19 – 59.2; p=0.004). There were higher serum lactate concentration in nonsurvivors than survivors at 0 hour (p=0.48), 24 hour (p= 0.005), 48 hour (p = 0.01). Total serum lactate level of three points in nonsurvivors were significantly higher than in survivors (p= 0.0088). Using BMA model in multivariate logistic regression (age and gender adjusted), the serum lactate level at 24 h among three points was chosen as the most optimal factor to predict mortality in neonatal sepsis.
Conclusion: There were many factors related to the mortality in neonates with sepsis: low birth weight, birth defect, septic shock, nosocomial infection. The serum lactate level at 24h among three points was chosen as the most optimal factor to predict mortality.
(*): Khoa Sơ sinh – Bệnh viện Nhi Đồng 2.
(**): Bộ môn Nhi – ĐH Y Dược Tp HCM.
Đăng bởi: BS Nguyễn Thị Kim Nhi
Các tin khác
Điều trị bệnh Tay Chân Miệng biến chứng nặng 13/02/2014