Bấm vào hình để xem kích thước thật

Khi nào sử dụng kháng sinh trong viêm tai giữa?

Ngày đăng:  10/12/2007

 
Lượt xem: 20155

Viêm Tai Giữa là biến chứng thường gặp nhất của viêm mũi họng và viêm họng (Gọi là “tai giữa” để chỉ phần tai nằm phía bên trong màng nhĩ).Mọi bác ...

 

Viêm Tai Giữa là biến chứng thường gặp nhất của viêm mũi họng và viêm họng (Gọi là “tai giữa” để chỉ phần tai nằm phía bên trong màng nhĩ).Mọi bác sĩ nhi khoa cần trang bị đèn soi tai và nên khám tai một cách hệ thống bệnh nhi ho-sốt.
Viêm tai giữa có thể gây giảm thính lực, điếc, hoặc biến chứng “viêm tai xương chủm” hoạc viêm màng não. Cũng do lý do đa số tác nhân gây bệnh là siêu vi trùng nên hiện nay, y học chủ trương không vội sử dụng kháng sinh trong bệnh viêm tai, nếu chỉ viêm tai ở mức độ sung huyết màng nhỉ và ống tai ngoài (viêm ống tai ngoài)
 
Triệu chứng: Thường xuất hiện sau một đợt viêm họng hoặc viêm mũi họng. Hoặc có thể nóng sốt cùng lúc với triệu chứng đau tai . Biểu hiện : Quấy khóc, dụi vào vành tai. Lúc này, khám tai sẽ thấy màng nhĩ viêm đỏ, căng phồng hoặc mưng mủ phía bên trong màng nhĩ. Khi mủ thoát tự nhiên do làm thủng màng nhĩ thì sốt hạ, bệnh nhi thấy bớt đau, sốt cũng hạ, và có thể thấy mủ tai thoát ra ngoài.
 
Xử trí tại nhà khi trẻ đau tai: uống paracetamol 15 mg/kg thể trọng mỗi lần X 4 lần/ngày. Sau đó đi khám bệnh ngay. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh khi có viêm tai mưng mủ hoặc màng nhĩ căng phồng (Cần lưu ý: Không phải kháng sinh nào cũng nhạy cảm với vi trùng gây bệnh do đó tránh tự ý dùng thuốc, dễ gây lờn kháng sinh).Uống thuốc thường phải kết hợp với việc “làm thuốc tai” trong vài ngày đầu tiên.
 Dự phòng viêm tai (nói chung): sau tắm nên dùng tăm bông lau sạch tai (sẽ tránh viêm tai ngoài).Viêm tai giữa thường là biến chứng của viêm mũi họng nên những biện pháp phổ quát như nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc nơi đông đúc, bụi bặm có thể có ích.Tuy nhiên, biện pháp phòng ngừa “đặc hiệu” nhất và hiệu quả nhất cho các cháu là chủng ngừa các bệnh lây qua đường hô hấp với các thuốc chủng: H.I.B (ngừa viêm màng não mủ, viêm phổi, viêm tai, viêm nắp thanh môn, vacxin ngừa cúm, vacxin ngừa phế cầu (sắp có)…

Đăng bởi: BS.CK2 Nguyễn Công Viên - Trưởng Khoa Trẻ Em Lành Mạnh

[Trở về]

Các tin khác