Phần I: Tín hiệu cảnh báo của thế giới đầy biến động về Virus cúm
Ngày đăng: 23/03/2015
Lượt xem: 6848
Tháng 2 năm 2015 – Theo Hiêp hội Y tế thế giới (WHO) cho biết:
Tình hình dịch cúm toàn cầu hiện nay được đặc trưng bởi một số xu hướng cần được theo dõi chặt chẽ.
Các xu hướng bao gồm: tăng sự đa dạng trong quá trình đồng lưu hành của virus cúm gia cầm và trao đổi vật liệu di truyền, tạo ra chủng mới; điển hình là các ca nhiễm H7N9 ở Trung Quốc; và 1 trường hợp bộc phát mới đây nhiễm H5N1 ở người tại Ai Cập. Sự biến đổi của virus cúm mùa H3N2 làm mất tác dụng của vaccine, đang là mối quan tâm đặc biệt.
Virus ở chim hoang dã và gia cầm
Tính đa dạng và phân bố địa lý của virus cúm đang lưu hành ở các loài chim hoang dã và gia cầm chưa từng được nghiên cứu kể từ khi có sự xuất hiện các công cụ hiện đại để phát hiện virus và đặc tính của chúng. Thế giới cần phải quan tâm vấn đề này. Subtype virus phân nhóm H5 và H7 là được quan tâm nhất, vì chúng có thể nhanh chóng chuyển từ các triệu chứng nhẹ ở chim thành nguyên nhân gây bệnh nặng và tử vong trong quần thể gia cầm, dẫn đến dịch gây tàn phá và thiệt hại to lớn cho ngành công nghiệp gia cầm và đời sống của nông dân.
Kể từ đầu năm 2014, Tổ chức sức khỏe gia cầm, hoặc OIE, đã được thông báo về sự bùng phát dịch H5 và H7 ở chim liên quan đến 7 loại virus khác nhau ở 20 quốc gia của châu Phi, châu Mỹ, châu Á, Australia, châu Âu và Trung Đông. Trong đó, một số là các virus mới đang xuất hiện và lan truyền ở các loài chim hoang dã, gia cầm chỉ trong vài năm qua.
Một vài đợt bùng phát được thông báo cho OIE chỉ có liên quan đến chim hoang dã. Các thông báo này được thể hiện thông qua cuộc giám sát nâng cao và cải thiện khả năng phát hiện trong phòng xét nghiệm sau các ổ dịch lớn của cúm gia cầm độc lực cao H5N1 đã bắt đầu ở châu Á vào cuối năm 2003.
Phát hiện virus cúm gia cầm độc lực cao ở các loài chim hoang dã báo hiệu cần phải theo dõi chặt chẽ hơn trong trang trại gia cầm. Các loài chim di trú không bị bệnhchung sống với các loài chim hoang dã địa phương và gia cầm sau đóthì bị nhiễm bệnh, chúng lây lan virus cúm gia cầm nhanh chóng đến các khu vực mới qua các lục địa dọc theo các tuyến đường bay.
H7N9: Không có thay đổi trong dịch tễ học khi lây nhiễm cho người
Ba trường hợp ở người đầu tiên trên thế giới nhiễm virus cúm gia cầm H7N9 đã được báo cáo từ Trung Quốc vào ngày 31 tháng 3 năm 2013. Điều tra của chính quyền Trung Quốc đã xác định rằng các trường hợp có triệu chứng khởi phát có khả năng nhiễm bệnh là vào giữa tháng hai. Sự kiện đó, đánh dấu lần đầu tiên mà subtype H7N9 này đã được phát hiện ở người, gia cầm hoặc có thể ở bất kỳ loài động vật khác.
Đến nay, có 602 trường hợp H7N9 ở người và 227 trường hợp tử vong đã được báo cáo, phần lớn ở Trung Quốc. Con số này bao gồm 4 trường hợp được báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Đài Bắc và 13 trường hợp được báo cáo từ Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe, Hồng Kông, Trung Quốc. Malaysia báo cáo một trường hợp với một khách du lịch từ Trung Quốc vào năm 2014, và Canada thông báo hai trường hợp nhẹ khi đi du lịch trở về từ Trung Quốc vào tháng 1 năm 2015.
Các mô hình dịch tễ trong năm 2013 cho thấy trong tháng ba và tháng 4 tiếp theo thì chỉ có hai trường hợp được báo cáo là trong mùa hè. Việc đóng cửa chính thức thị trường gia cầm sống tại một số tỉnh có thể đã góp phần vào sự suy giảm này. Một đợt dịch thứ hai bắt đầu chậm hơn vào tháng Mười.
Một mô hình theo mùa tương tự được tìm thấy trong năm 2014, nhưng với số lượng cao hơn và sớm hơn tức vào tháng Giêng và nhiều trường hợp được báo cáo vào mùa xuân so với năm 2013. Ngược lại, chúng hầu như chấm dứt vào mùa hè, sau đó dần dần tăng lên trong tháng mười một. Các trường hợp gia tăng vào tháng 1 năm 2015, nhưng không đáng kể như được thấy trong cùng tháng vào năm 2014.
Giống như H5N1, virus H7N9 gây bệnh nặng ở người. Điểm khác với H5N1 là H7N9 không gây bệnh hoặc gây tử vong ở loài chim. Sự vắng mặt các dấu hiệu bệnh cảnh ở gia cầm nhiễm bệnh làm bỏ qua các tín hiệu tăng cường cảnh báo kêu gọi giám sát đối với trường hợp nhiễm ở người. Do đó, việc phát hiện các trường hợp nhiễm ở người là khởi xướng cho cuộc tìm kiếm virus ở loài chim.
Theo như nghiên cứu ở một số ca, bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp với gia cầm sống hoặc môi trường bị ô nhiễm, bao gồm cả thị trường mua bán gia cầm sống. Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc với thị trường gia cầm sống và gia cầm là những yếu tố nguy cơ lây nhiễm H7N9.Tất cả bằng chứng cho thấy virus H7N9 không dễ dàng lây lan từ người này sang người khác, mặc dù nó có thể truyền từ gia cầm sang người dễ dàng hơn so với H5N1.
Trong một vài nhóm nhỏ các ca bệnh ở người, khả năng lây truyền hạn chế từ người sang người là không thể loại trừ. Tuy nhiên, tất cả các chuỗi nhiễm bệnh đã được thu ngắn, không có bằng chứng về sự lây lan ra cộng đồng rộng lớn hơn.
Khoảng 36% các trường hợp được báo cáo ở người đã tử vong. Con số này không phải là không biết trước nếu số lượng các trường hợp từ không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ đều xảy ra mà không được phát hiện. Sự tồn tại các trường hợp không có triệu chứng và triệu chứng nhẹ sẽ làm giảm tỷ lệ người chết do nhiễm virus này.
Khoa Vi Sinh - BV Nhi đồng 2
( Nguồn: WHO. Int Tháng 02/2015)
Đăng bởi: CN. Thiên Phước
Các tin khác
Ai có nguy cơ bị COVID -19 cao nhất? 26/06/2020