Bấm vào hình để xem kích thước thật

Tiểu dầm

Ngày đăng:  05/07/2010

 
Lượt xem: 11059

 Tiểu dầm là gì?

Tiểu dầm là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng tiểu không theo ý muốn , không nhận biết được trong quá trình đang ngủ. Nó được cho là bình thường cho tới khi trẻ 6 tuổi. Tiểu dầm có ý nghĩa khi xuất hiện 4 đêm trong một tuần. Tiểu dầm được coi là triệu chứng hơn là một bệnh vì thường xuất hiện đơn độc không kèm theo các biểu hiện khác.

 

Nguyên nhân?

Nguyên nhân gây tiểu dầm cho đến nay vẫn chưa thật biết rõ, mặc dù vậy nhiều giả thuyết đã được nêu lên bao gồm các bất thường về niệu động học, sự chậm hoàn thiện của cơ chế kiểm soát tiểu, yếu tố di truyền, các sang chấn về tâm lý, rối loạn trong sản xuất các hormone chống bài niệu cũng như các bệnh thực thể của đường tiết niệu. Phần lớn trẻ em tiểu dầm thường có dung tích bàng quang nhỏ hơn 50% so với trẻ bình thường, do đó chúng không thể chứa đựng hết lượng nước tiểu sản xuất ra trong đêm. Bên cạnh đó, những đứa trẻ tiểu dầm này thường ngủ rất sâu, rất khó thức dậy khi bàng quang đã căng đầy nước tiểu.

Kiểm tra những đứa trẻ này thường thận không có gì bất thường, nguyên nhân thực thể của tiểu dầm là rất hiếm. Đo dung tích bàng quang sẽ giúp cha mẹ trẻ hiểu rõ hơn việc quan trọng trong việc trẻ thức dậy vào ban đêm để đi tiểu.

 

Tình trạng tiểu dầm kéo dài bao lâu?

Đa số các trẻ tiểu dầm sẽ tự hết  từ 6 đến 10 tuổi mà không điều trị gì. Bên cạnh đó, những điều trị có thể gây các biến chứng thường không đươc sử dụng, mặt khác các điều trị không có phản ứng phụ cần được tiến hành các sớm càng tốt để giúp hoàn thiện khả năng kiểm soát co bóp cơ bàng quang.

 

Làm thế nào để giúp trẻ?

1.       Động viên trẻ thức dậy ban đêm để đi tiểu:lời khuyên này quan trọng hơn bất cứ lời khuyên nào khác. Hãy nói với bé lúc lên giường: “thức dậy đi tiểu khi bé mắc tiểu”.

2.       Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi tiểu: luôn để đèn trong phòng toilet vào ban đêm. Nếu phòng toilet ở xa, thì có thể để một cái bô cho trẻ trong phòng ngủ.

3.       Khuyến khích trẻ uống nước nhiều vào ban ngày. Việc uống nước nhiều sẽ sản xuất ra nhiều nước tiều giúp bàng quang của trẻ lớn hơn.

4.       Cho bé uống ít nước trong hai tiếng trước khi trẻ đi ngủ, tránh uống nước có chứa chất caffeine

5.       Hạn chế thói quen dùng tã: việc dùng tã sẽ tốt cho việc giữ vệ sinh nhưng sẽ cản trở việc bé dậy đi tiểu ban đêm

6.       Khen ngợi trẻ khi trẻ thức dậy mà không tiểu dầm

7.       Trẻ tiểu dầm thường cảm thấy có lỗi và xấu hổ với chứng bệnh này. Không nên trách mắng hay phạt khi bé tiểu dầm vì như thế sẽ việc điều trị sẽ chậm hơn và có thể dẫn đến vấn đền vế tâm lý

8.       Trẻ cần có một sổ nhật ký ghi chép và theo dõi tiểu tiện. Hàng ngày trẻ ghi lại số lần và giờ mỗi khi tiểu tiện, ghi lại đêm tiểu dầm và đêm không tiểu dầm.

9.       Khuyến khích trẻ kéo dài khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu, mục đích làm tăng dung tích bàng quang và tăng khả năng chịu đựng của trẻ.

 

 

Khi nào thì cần đưa trẻ đến bác sĩ tư vấn?

Bé bị đau khi đi tiểu và nước tiểu nóng

Dòng nước tiểu yếu hoặc nhỏ giọt

Trẻ tiểu dẩm vào ban ngày

Trẻ uống quá nhiều nước so với bình thường

Trước giờ trẻ chưa bao giờ bị tiểu dầm, nay tiểu dầm

Trẻ tiểu dầm hơn 12 tuổi

Trẻ tiểu dầm trên 6 tuổi và không có tiến triển khả quan sau 3 tháng điều trị

 

Đăng bởi: Khoa Thận Niệu

[Trở về]

Các tin khác

Dậy thì sớm 14/08/2013