Bấm vào hình để xem kích thước thật

Lồng ruột

Ngày đăng:  10/12/2007

 
Lượt xem: 12371

Một bà mẹ đến bệnh viện với tình huống là đứa con nhỏ bụ bẫm khỏang 4-5 tháng của mình cứ quấy khóc từng cơn, ói khi bú vào và có thể tiêu ra máu. ...

Một bà mẹ đến bệnh viện với tình huống là đứa con nhỏ bụ bẫm khỏang 4-5 tháng của mình cứ quấy khóc từng cơn, ói khi bú vào và có thể tiêu ra máu. Đó là bệnh cảnh thường gặp của bệnh lồng ruột. Vậy bệnh lồng ruột là gì, mức độ nguy hiểm ra sao và cần phải làm gì khi gặp tình huống này?

Lồng ruột có thể hiểu nôm na là một đọan ruột này chui vào l

Nguyên nhân tại sao trẻ bị lồng ruột thì vẫn bàn cãi nh

òng của một đọan ruột kế bên tạo ra tình cảnh như một  bàn tay để lọt vào cổ một cái lọ nhưng bàn tay không thể rút ra được nữa. Chính vì vậy mà sự lưu thông trong cả 2 đọan ruột đều bị bít tắc ngày càng nặng nề dẫn đến tình trạng ruột bị họai tử  nếu không được xử trí kịp thời.ưng bệnh thường xảy ra ở các bé trai bụ bẫm từ 3-12 tháng tuổi, thường gặp nhất là 9 tháng tuổi nhưng vẫn có thể xảy ra ở các bé lớn hơn và thừơng có sự trùng hơp gia tăng của bệnh trong các mùa bệnh viêm ruột, viêm phổi, viêm phế quản.

Triệu chứng điển h

ình của lồng ruột ở bé là trẻ đột nhiên khóc thét từng cơn rất đột ngột và dữ dội, mỗi cơn khóc do đau kéo dài chừng 5-10 phút; trong cơn đau bé vã mồ hôi, tái nhạt, mệt lả, bỏ bú. Sau những cơn khóc thét , bé thường nôn, lúc đầu nôn ra sữa và thức ăn, càng về sau có thể nôn ra dịch xanh, dịch vàng của mật. Nếu để lâu hơn hơn không xử trí gì, bé có thể tiêu ra máu, lúc đầu tiêu máu đỏ tươi, sau tiêu máu đỏ bầm hay đen kèm theo sốt, mệt mỏi, lờ đờ do mất nước; nặng hơn nếu để quá lâu ruột bị họai tử dẫn đến thủng ruột, shock nhiểm trùng nhiễm độc và tử vong.

Do đó, nếu gặp bé có các triệu chứng trên, người nhà nên đưa bé đến bệnh viện khám ngay tại ph

òng khám ngọai để được các bác sỹ chẩn đóan và có hướng xử trí thích hợp. Nếu đưa trẻ đến BV điều trị sớm thì việc điều trị rất đơn giản. Bé sẽ được tháo lồng bằng áp lực hơi để đẩy 2 khối ruột trở lại vị trí ban đầu. Nếu đến sớm trong vòng 24 giờ đầu của lồng ruột, tỷ lệ thành công của tháo lồng rất cao. Ngày hôm sau nếu ổn định thì bé có thể được xuất viện. Ngược lại, nếu trẻ đến BV trễ với bệnh cảnh tiêu máu nhiều, bụng chướng, có biến chứng tắc ruột, nhiễm trùng, rối loạn nước điện giải trầm trọng, hoại tử ruột, thủng ruột... thì buộc phải phẫu thuật và hậu phẫu của bé sẽ nặng nề hơn nhiều.

Hiện nay đ

ã bước vào mùa mưa và cũng là mùa trẻ dễ bị viêm hô hấp trên, là điều kiện thuận lợi dễ phát sinh lồng ruột ở trẻ, các bậc cha mẹ nên lưu tâm và  để ý nhiều hơn đến các triệu chứng trên của bệnh để đưa bé đến bệnh viện xử trí kịp thời.

Đăng bởi: BS Trương Anh Mậu - khoa Ngọai bệnh viện Nhi Đồng 2

[Trở về]

Các tin khác

Tắc ruột vì  14/01/2021