Bấm vào hình để xem kích thước thật

Nhiễm trùng da ở trẻ em

Ngày đăng:  01/12/2011

 
Lượt xem: 119117

Thời tiết nóng bức làm cơ thể bé tiết ra nhiều mồ hôi. Đây là yếu tố thuận lợi để bụi bẩn với rất nhiều vi khuẩn bám vào da khiến cho da trẻ bị tổn thương và dễ mắc các bệnh ngoài da nhất là nhiễm trùng da.

Nhiễm trùng da có thể gây thương tổn da ở nông hay sâu hay chỉ khu trú ở 1 bộ phận của da như nang lông, tuyến mồ hôi. Các nhiễm trùng da do các vi trùng thông thường còn gọi là viêm da mủ. Tác nhân gây bệnh hay thường gặp nhất là liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A, nhưng đa số các trường hợp là có sự hỗn hợp của cả liên cầu và tụ cầu khuẩn.

Viêm da mủ thường gặp ở trẻ có vệ sinh kém, nếu không được điều trị và chăm sóc tốt thì có thể lan nhanh sang cácv ùng da lành khác và có thể chốc hóa, viêm nang lông, nhọt và chuyển thành viêm mô tế bào rất nguy hiểm.

Nang lông là gì?

Nang lông là một cấu trúc túi nhỏ nằm dưới da từ đó mọc ra râu, tóc và lông, là nơi nuôi dưỡng để sợi lông sinh trưởng và miệng của nang lông chính là phần chúng ta nhìn thấy trên bề mặt da, lỗ chân lông. Nằm hai bên nang lông là các tuyến dầu, tuyến mồ hôi. Do đó nang lông còn là ống dẫn giúp làn da bài tiết mồ hôi và dầu, nhờ đó tạo thành lớp màng axit tự nhiên bảo vệ bề mặt da.

Vì vậy các nhiễm trùng da thường được phân thành các bệnh nhiễm trùng da ngoài nang lông và tại nang lông.

Ở trẻ em thì các nhiễm trùng da ngoài nang lông thường gặp là chốc và viêm kẽ :

1. Chốc

Chốc là bệnh nhiễm trùng nông ở da, rất lây, bệnh có thể gặp  ở mọi lứa tuổi, nhưng phần lớn trường hợp gặp là ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, nhất là ở các trẻ thiếu vệ sinh, thiếu dinh dưỡng. Bệnh thường do liên cầu, tụ cầu hoặc phối hợp cả hai. Biểu hiện của bệnh là các mụn nước, bóng nước có quầng viêm đỏ xung quanh. Các mụn nước này nhanh chóng trở thành mụn mủ rồi bể và khô đi, đóng mài vàng với viền mủ rất đặc trưng. Bệnh có thể xảy ra ở bất kì vùng da nào nhưng thường ở phần hở nhiều hơn nhưng vị trí thường gặp là ở mặt . Ở da đầu, chốc có thể tăng tiết làm tóc bết lại rất khó chịu cho trẻ.Bệnh có thể phối hợp với viêm nang lông, nhọt và viêm các hạch lân cận.

Chốc là bệnh lành tính. Nếu phát hiện và điều trị tích cực thì bệnh khỏi,  ít tái phát và biến chứng. Tuy nhiên, nếu không chú ý thì bệnh có thể tiến triển và gây ra các biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận cấp tính, chàm hóa…

Điều trị bệnh chốc thế nào?

Tại chỗ: làm bong vảy tiết bằng dung dịch nước muối 9% hay thuốc tím pha loãng 1/10.000. Khi mài mềm thì gỡ ra và rửa sạch mủ đọng bên dưới, lau khô rồi chấm dung dịch Milian hoặc Eosin. Đối với các trường hợp chốc khu trú thì có thể sử dụng các thuốc mỡ chứa kháng sinh tác dụng tại chỗ như Fucdin, Bactroban thoa  lên.

Khi bệnh lan rộng kèm sốt  và có nguy cơ xảy ra biến chứng thì nên cho trẻ khám và nhập viện điều trị.

2. Viêm kẽ:

Bệnh thường gặp vào mùa nóng ẩm ở những trẻ béo phì và trẻ còn bú. Biểu hiện là các dát màu đỏ hoặc hồng có giới hạn tương đối rõ, có thể nứt, rỉ dịch kèm theo làm bé rất ngứa. Vị trí thường gặp là ở các nếp da dính vào nhau như vùng sau tai, nếp cổ, nếp khuỷu, kẽ ngón tay, nếp dưới vúm bẹn, quanh hậu môn,...Nguyên nhân gây bệnh có thể là do vi khuẩn nhưng cũng có thể là hậu quả của sự cọ xát liên tục do mặc tã quá chật cộng thêm sức nóng và sự ẩm ướt của thời tiết tạo ra.

Điều trị bệnh viêm kẽ như thế nào?

-Tránh ngâm tay chân bé lâu trong nước, nhất là nước không sạch.

-Giữ các kẽ ngón tay, chân, các nếp luôn thông thoáng, tránh mặc tã quá chật và quá lâu.

-Tai chỗ: có thể làm khô da bằng dung dịch Eosin hay Milian.

-Đối với các trường hợp năng hơn thì nên khám bệnh viện để được xử trí thích hợp.

-Đối với các nhiễm trùng tại nang lông thì thường gặp là viêm nang lông, nhọt và viêm mô tế bào:

1.Viêm nang lông:

Viêm nang lông nhiễm trùng là tình trạng viêm ở phần nông của nang lông. Có thể chỉ có một vài nang lông bị viêm nhưng cũng có khi nhiều nang lông cùng bị viêm. Bệnh xảy ra ở mọi vùng da có lông trên cơ thể. Nếu viêm nang lông xảy ra ở những vùng có lông tóc dài như đầu, râu, lông nách, lông mu thì gọi là viêm chân tóc. Nếu xảy ở những vùng lông nhẵn thì gọi là viêm nang lông. Nguyên nhân gây ra bệnh thường là tụ cầu khuẩn vàng. Biểu hiện của bệnh là những mụn mủ, mụn sẩn hoặc mụn mủ-sẩn ở bề mặt da, xung quanh có quần viêm đỏ và có thể thấy có sợi lông xuyên qua.

Các dạng thường gặp của viêm nang lông:

-Viêm nang lông ở da đầu và mặt: các mụn sẩn chiếm đa số, thường khởi phát ở da đầu, nhất là vùng sau ót, có thể lan tới mặt, nách kèm theo ngứa nhiều, bị tái đi tái lại dễ đưa đến chàm hóa

Đăng bởi: Bs Trương Anh Mậu, khoa ngoại

[Trở về]

Các tin khác

Tắc ruột vì  14/01/2021