Kén (nang) giáp lưỡi ở trẻ em (phần 1)
Ngày đăng: 29/01/2011
Lượt xem: 71124
Các bậc cha mẹ đôi khi rất tình cờ, lúc tắm cho con hoặc sờ thấy, phát hiện dưới vùng cằm của bé có 1 nang, kích thước có thể từ 2 cho đến vài cm, di động theo nhịp nuốt của bé. Khi đưa con tới khám ở bệnh viện thì được bác sĩ khám và chẩn đoán là nang (kén) giáp lưỡi, cần phải phẫu thuật làm không ít bậc làm cha làm mẹ bối rối vì không biết đây là bệnh gì và có cần thiết phải phẫu thuật không . Bài viết này nhằm trả lời những thắc mắc không biết hỏi ai đó.
Nang ống giáp lưỡi là một dị tật bẩm sinh do sự bất thường trong qúa trình phôi thai hình thành tuyến giáp. Nang hình thành do một phần ống giáp-lưỡi (đáng lẽ tiêu đi) sót lại tạo thành và biểu hiện dưới dạng 1 khối u nằm ở chính giữa cổ.
Nang giáp lưởi phần lớn (60%) nằm ở giữa xương móng và sụn giáp. Ngoai ra người ta còn thấy nang còn có thể xuất hiện ở trên xương móng(24%), trên xương ức(13%),ở đáy lưỡi(2%).
Dị tật này chiếm khoảng 7% dân số. Bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hầu hết các trường hợp được phát hiện trong lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên.
Đặc điểm của bệnh là diễn tiến chậm, ít có triệu chứng gì ngoài sự hiện hiện một nang nhỏ nằm ở chính giữa cổ, di động theo nhịp nuốt, thường có hình gần tròn hoặc bầu dục, kích thước thay đổi từ 1-4cm, bề mặt nhẵn,không đau, ranh giới rõ, mật độ căng và đàn hồi. Do đó, có bệnh nhân đến 7-8 tuổi mới phát hiện bệnh. Nhiều khi nang bị bội nhiễm và vỡ qua da gây rò vùng giữa cổ: lỗ rò thường ở vùng giữa cổ sát với xương móng, miệng lỗ rò nhỏ, dịch rò là chất nhầy trong hoặc trắng đục ; lúc đó bệnh nhân thường đến khám với biểu hiện cùa 1 khối u nhiễm trùng sưng đau ở cổ, có thể kèm theo triệu chứng khó nuốt, sốt.
Nang giáp lưỡi có thể nhầm lẫn với hạch vùng cổ nhưng có thể phân biệt được. Nang thì thường nằm ở vùng dưới cằm, dính vào xương móng, di động theo nhịp nuốt, sờ căng. Còn hạch cổ xuất hiện 2 bên cổ, thường có sau 1 đợt viêm nhiễm cấp tình nào đó (viêm hô hấp trên, viêm họng, sổ mũi...), sờ đau khi viêm cấp tính. Ngoài ra bệnh cũng có thể nhẫm lẫn với 1 số bệnh lý khác như bướu mỡ, bướu mạch máu, bướu sợi thần kinh, bướu bọc thượng bì....Thông thường bác sĩ còn có thêm phương tiện cận lâm sàng là siêu âm, CTSCan để xác định chính xác dị tật này.
Có thể nhầm lẫn với hạch vùng cổ ?
Biểu hiện của bệnh ?
Xuất độ của bệnh?
Vị trí cụ thể của nang trên cơ thể học ?
Nang (kén) giáp lưỡi là gì?
Đăng bởi: BS Trương Anh Mậu, khoa ngọai
Các tin khác
Cảnh giác chấn thương thận kín ở trẻ em 12/07/2023
Tắc ruột vì 14/01/2021