Bấm vào hình để xem kích thước thật

Bệnh lý ống bẹn - những điều cần biết

Ngày đăng:  21/07/2013

 
Lượt xem: 26661

Thoát vị bẹn là các thành phần trong ổ bụng(ruột, mạc nối, dịch ổ bụng, buồng trứng…) chui xuống vùng bẹn, bìu hay môi lớn ở trẻ gái.

Thoát vị bẹn ở trẻ gái còn gọi là thoát vị ống Nuck.Thoát vị bẹn chiếm khoảng 3% ở trẻ sinh đủ tháng, 30% ở trẻ sinh non. Nam gặp nhiều hơn nữ tỉ lệ 3:1.Bên (P) chiếm 60%, bên (T) chiếm 30%, còn lại hai bên 10%. Thoát vị bẹn có thể gây tổn thương ruột, teo tinh hoàn do chèn ép, tổn thương buồng trứng, tai vòi.

Các hình thái lâm sàng:

  • Thoát vị bẹn
  • Thoát vị ống Nuck
  • Nang thừng tinh
  • Thủy tinh mạc
  • Thoát vị bẹn nghẹt

 

Chẩn đoán:

Cơ năng: biểu hiện bằng khối to phồng ở vùng bẹn, bìu; kích thước tăng khi bé khóc, ho, rặn hay chạy nhảy và khi nằm nghỉ thì nhỏ lại. Ở bé gái khối phồng xuất hiện ở môi lớn. Nang thừng tinh hay tràn dịch màng tinh hoàn thì kích thước thường không thay đổi.

 

Thực thể: sờ thấy khối mềm, có thể đẩy lên được và nghe tiếng của âm ruột. nếu hai khối tách rời là nang thừng tinh, không sờ thấy tinh hoàn và soi đèn vùng bìu thấy bóng nước là tràn dịch màng tinh hoàn. Ở trẻ không quá mập và nội tạng đã lên bụng, túi thoát vị nhỏ có thể xác định bằng cách day nhẹ đầu ngón tay lên ngay dưới lỗ bẹn nông: 2 mặt của túi thoát vị cọ sát nhau như tiếng lụa kêu (silk sign)

 

Siêu âm có thể cho hình ảnh thành phần trong khối thoát vị

 

Thoát vị bẹn trái Thoát vị bẹn bìu phải  

 

Chẩn đoán phân biệt:

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh: thường gặp ở trẻ lớn, cảm giác đau tức khi vận động, nhìn thấy các mạch máu hay sờ như búi giun trên tinh hoàn.
  • U tinh hoàn: bìu to, sờ tinh hoàn cứng không đau.
  • Xoắn tinh hoàn: đau đột ngột, tinh hoàn sưng to rút lên cao, trục xoay ngang, mất phản xạ da bìu, ống bẹn không to.

 

Điều trị:

  • Thoát vị bẹn không thể tự khỏi, mổ sớm trừ sơ sinh và trẻ có bệnh nặng đi kèm.
  • Nang thừng tinh và thủy tinh mạc: khuynh hướng tự khỏi đến 12 tháng, nếu quá thời gian này có chỉ định phẫu thuật.
  • Thoát vị bẹn nghẹt: nếu đến sớm đẩy lên được sẽ mổ sau 24-48 giờ, nếu đẩy lên thất bại mổ cấp cứu.
  • Trường hợp thoát vị ống Nuck nghẹt không cố đẩy lên sẽ làm tổn thương buồng trứng, có chỉ định mổ cấp cứu.

Theo dõi và tái khám sau mổ:

  • Biến chứng: tụ máu, nhiễm trùng và thoát vị bẹn tái phát
  • Toa về có giảm đau, thay băng nếu dơ.
  • Chỉ khâu tự tan.
  • Tái khám 1 tuần sau mổ.

Đăng bởi: ThS.BS. Phạm Ngọc Thạch - PP.KHTH

[Trở về]

Các tin khác

Tắc ruột vì  14/01/2021