Trẻ có “em” và những vấn đề dễ bị lãng quên
Ngày đăng: 01/03/2015
Lượt xem: 9977
Khi trẻ có em bé, phụ huynh cần có những chuẩn bị gì? Thông thường, phụ huynh sẽ trang bị cho con tiêu chí “làm anh/chị là phải biết nhường em”, hay “con lớn rồi nhớ làm gương/ phụ mẹ trông em”...
Mọi chuyện diễn ra như dự tính. Đứa thứ hai ra đời lành lặn. Đứa lớn thương em, nhường nhịn em, không có vẻ gì là ganh đua hay tranh giành tình cảm với em. Lúc đó đa phần các bậc phụ huynh thường cảm thấy hài lòng.
Về sau, đứa con lớn càng lăng xăng, nhường em thì vẫn nhường em đó nhưng nhất định không chơi cùng em. Có chuyện gì thì kêu Ba, gọi Mẹ, nhưng với em thì tuyệt đối không. Em chơi ồn ào quá, bực bội quá lại cốc đầu em mấy phát rỏ đau vì cái tội “Làm người ta hết hồn!”. Đứa khác thì nó lại thể hiện cách khác: đòi bú bình như em, quấn tả như em, thậm chí…tiểu dầm, ỉa đùn.
Những lúc đó, các bậc phụ huynh nên hiểu trẻ cần được hỗ trợ để cải thiện hành vi bằng cách quan sát gì để thấy gốc rễ của vấn đề mà không nên áp đặt hay hù dọa trẻ.
Công tác chuẩn bị tâm lý cho đứa con đầu tiếp nhận việc có “em” như thế nào là đúng?
Không đơn giản chỉ là “Đứa lớn nó có thương em nên nhường em” – như đa phần phụ huynh vẫn nghĩ, mà thật ra vì “Cũng vì bận lo cho đứa nhỏ mất rồi, đứa kia không quấy rầy, không làm nũng, là mừng!” Cho đến một ngày nào đó, đứa lớn giật mình trong đêm, đi loanh hoanh trong nhà mếu máo khóc. Mẹ hoảng hồn kêu con vào ngủ mới chịu nín khóc mà ngủ tiếp. Nhưng rồi thỉnh thoảng cách vài ngày lại cứ đi loanh hoanh nửa đêm mà khóc như thế. Lúc này mẹ mới hốt hoảng thực sự, mới nghĩ đến việc đưa con đi khám tâm lý.
Đừng xem nhẹ hay làm qua loa công tác tư tưởng con trước thông tin rằng “con sắp có một đứa em!”. Với cha-mẹ đó là niềm vui, nhưng biết đâu đối với trẻ đó lại là một thử thách. Hãy quan sát thái độ tiếp nhận thông tin của trẻ như thế nào? Trẻ có thể gật đầu qua loa ra điều hiểu chứ thực ra chưa hình dung được những gì sắp diễn ra.
Hãy đảm bảo rằng con đang hiểu “có em” nghĩa là:
-Mẹ sẽ bận chăm sóc em nên ít thời gian cho con một chút nhưng Mẹ vẫn chăm sóc và yêu thương con.
- Mẹ chăm sóc em cũng giống như chăm sóc con từ nhỏ ( cho trẻ xem album của trẻ hồi nhỏ như là một minh họa)
Khi mẹ bận chăm sóc em, ai là người thay mẹ chơi với trẻ. Khi được giải thích điều này trẻ sẽ yên tâm và lớn lên tốt đẹp hơn. .
Là bậc cha mẹ, không ai không muốn con mình có sự hài hòa vui tươi trong cuộc sống. Tuy nhiên, trẻ có sự trăn trở của trẻ, và trong bất kỳ giai đoạn tuổi nào cũng có nổi niềm khó nói riêng. Sự trăn trở, lo âu càng bị khuếch trương khi trẻ có thêm 1 đứa em, tương đương với việc trẻ biết mình đang mất dần vị trí độc tôn trong gia đình. Biết đâu trong tâm trí con đang mường tượng đến khoảng thời gian tới “sẽ mất tình cảm của cha mẹ”, chỉ cần nghĩ đến như vậy thôi cũng đủ làm cho một đứa trẻ đang tuổi ăn-ngủ và vui đùa bổng trở nên lầm lì, ít nói và tính khí trở nên dễ cọc cằn.
Trẻ con dưới 5 tuổi có 2 nổi lo chính: lo bị bỏ rơi và nổi lo chia ly. Vậy mà “có em” lại bao gọp luôn cả 2 nổi no đó trong tâm trí trẻ con. Cho nên, phụ huynh ngoài sự khéo léo trong việc thông báo về sự xuất hiện thêm 1 thành viên mới, sự kiên nhẫn trong việc giải thích cho con nghe (điều kiện cần) và cho CON HIỂU (điều kiện đủ), bên cạnh đó phụ huynh cũng nên được trang bị một kỹ năng HIỂU CON để có thể hiểu hết những tâm tư tình cảm của con, từ đó giúp con sống vui tươi và phát triển tốt đẹp.
Đăng bởi: Chuyên viên tâm lý Nguyễn Quí Quỳnh
Các tin khác
Lợi ích từ việc nghỉ hè với trẻ em 24/08/2024
Trẻ rối loạn tâm lý khi 26/05/2021
Trẻ bị stress do áp lực thi cử 13/04/2021
Tâm lý tuổi vị thành niên 14/12/2020
Trẻ em và thiết bị di động 01/08/2019
Khi nào Bạn cần cắt giảm café 07/04/2019
Dấu hiệu của khiếm khuyết học tập 24/03/2019